Kiến trúc sư  Ledung đã chia sẻ quan điểm và giải pháp của anh trên Facebook cá nhân về vấn đề bố trí phòng vệ sinh dưới cầu thang. Chúng tôi xin trích dẫn lại những chia sẻ của anh cho các bạn tiện theo dõi.

Cách đây 24 năm, khi tôi ra Hà Nội học, đến nhà người quen chơi, lần đầu tiên, tôi thấy nhiều nhà bố trí phòng vệ sinh dưới cầu thang đi kèm quạt hút mùi của Trung Quốc. Bật công tắc điện sáng, cái quạt chạy vù vù như cánh quạt trực thăng. Tuy nhiên, luồng khí hôi bị quạt thổi tán loạn ám cả nhà và một phần vào hộp kỹ thuật.

Năm này qua tháng khác, cách bố trí phòng vệ sinh dưới cầu thang hoặc trong một góc thiếu khí trong nhà nở rộ như “nấm mọc sau mưa”. Nó trở thành trào lưu, thói quen xây dựng. Thậm chí, một vài kiến trúc sư cũng áp dụng giải pháp này như một lựa chọn tất yếu.

Tuy nhiên, thay vì mùi hôi chỉ trong phạm vi vài mét vuông và thoát rất nhanh, toàn bộ căn nhà sẽ thành nơi chứa uế khí. Mọi người thường hay lý luận rằng, như thế sẽ tiết kiệm được vài mét vuông dành cho sinh hoạt. Nhưng một thiết kế khoa học sẽ giúp tiết kiệm không gian hơn thay cho quan điểm mặc định WC trong nhà nhỏ phải dưới gầm cầu thang.

Nếu khu đất nhà bạn có diện tích càng bé, mùi lại càng đặc trưng. Gió tự nhiên không vào được nên mùi ám vào tường, quần áo, khăn tắm… Vào những hôm trời nồm ở Hà Nội, mùi theo hơi nước bốc lên hôi hám và ám ảnh, gây khó chịu cho các thành viên trong nhà.

Nhược điểm của việc bố trí phòng vệ sinh dưới cầu thang phong ve sinh duoi cau thang
Có rất nhiều cách bố trí WC, bạn chỉ cần cho kiến trúc sư biết rõ hai yêu cầu bất di bất dịch của bạn. Một là khu vệ sinh phải có khí tươi để thông thoáng và thoát mùi hôi. Hai là thứ tự ưu tiên các khu chức năng trong sinh hoạt của bạn.

Trong không gian dưới 60 m2, bạn không thể sắp xếp ưu tiên cho mọi phòng mà phòng nào cũng hoàn hảo cả. Do đó, bạn cần phải có nguyên tắc rõ ràng cho từng khu chức năng trong gia đình. Khi đó, phòng chức năng có ưu tiên cao hơn sẽ được sắp xếp cho không gian tốt hơn. Các phòng khác sẽ bị hạn chế một số mặt tiện ích nhất định. Giống như khi chỉ có một cái bánh thì con ăn trước bố mẹ hay đi máy bay có sự cố thì bạn phải đeo bình dưỡng khí trước khi đeo cho con.

Mỗi gia đình có những thói quen sinh hoạt, những sở thích riêng, không mấy ai giống ai. Bởi vậy, sẽ là sai lầm khi bạn chưa có ý kiến tư vấn, trao đổi với kiến trúc sư mà bê nguyên một mẫu kiến trúc nào đó bạn thấy vừa mắt về làm cho nhà mình. Bạn không giỏi hơn kiến trúc sư nên cần tôn trọng phương án mà họ đưa ra, sẽ ít có sai sót hơn.

Kiến trúc sư như là bác sĩ đối với bệnh nhân. Họ có thể làm sai một số chỗ, nhưng về bố cục tổng thể, họ luôn tốt hơn bạn. Bạn đừng bao giờ tự mình đi mua thuốc hay mua loại thuốc mà người bị tương tự mình đang uống và đã khỏi.

Cá nhân tôi ưu tiên số một là nhà vệ sinh, nó phải thoát mùi nhanh thì nhà mới sạch, mới thơm. Sau đó, tôi tính đến phòng ngủ, tiếp đó là đến bếp. Phòng khách xếp cuối cùng trong thứ tự ưu tiên bởi tôi làm nhà cho gia đình ở chứ không làm cho khách. Bạn không được bố trí khu vệ sinh ở nơi thiếu khí tươi lưu thông và làm nhà vệ sinh chỉ cho khách vãng lai.

Nguyên lý sinh hoạt của nhà ở gia đình khác quán trọ. Nhà hàng, khách sạn ưu tiên khách vãng lai, còn nhà cá nhân ưu tiên cho tiện nghi và sự thông thoáng của gia chủ trong sinh hoạt. Do đó, chúng ta phải xác định làm nhà cho mình ở, không phải cho khách. Tuyệt đối không vì khách mà bạn phải phá vỡ toàn bộ cấu trúc nhà ở của chính gia đình mình.

Nhà tôi có 56 m2 (4,7x12m), tôi để 2 m2 cho hàng xóm làm rộng lối đi. Bù lại, anh ấy cho tôi mở cửa sổ nhà vệ sinh sang lối đi đó. Vài m2 có thể nhiều tiền nhưng bạn có được tình cảm láng giềng và mở cửa sổ theo nhu cầu của bạn.

Ở phần diện tích còn lại, tôi để ra 16 m2 để làm giếng trời chạy dọc nhà (1,3x12m), cầu thang, diện tích ở chỉ còn 38 m2. Mọi phòng ngủ, nhà vệ sinh ngoài khả năng lưu thông không khí còn mở toàn bộ cửa kính nhìn ra vườn trong nhà.

NGUỒNVNexpress
Avatar of Triều Phạm
Hiện là quản lý chính thức của tạp chí Nhà Đẹp & Sân vườn. Tốt nghiệp đại học công nghệ thông tin và truyền thông Thái Nguyên, đam mê lĩnh vực công nghệ, marketing và khám phá thế giới xây dựng - nội thất.

13 BÌNH LUẬN

  1. Vì nhà anh 56m nên anh mới phát ngôn to như vậy. Nhà người khác chỉ bằng 1 nửa của anh thôi. Diện tích trong nội đô HN phổ biến nhất là 30-35 m vuông. Chắc là anh cũng ngoại ô, hoặc nhà anh quá giàu, ko thể lấy anh để phán xét mặt bằng chung được. Nhà tôi cũng có VS gầm cầu thang, cũng có ô thoát hơi, ko bao giờ ẩm mốc và có mùi. Anh lười dọn nhà thì mới vậy nhé. Tầng 1 có p khách, p bếp, chỉ đi tắm hay đêm thì tôi mới lên tầng, mới dùng VS trên tầng, dùng VS tầng 1 nhiều nhất chứ lập luận đâu ra VS ấy chỉ cho khách nên bẩn thỉu?

  2. Vấn đề bố trí wc dưới gầm cầu thang trong nhà (tùy theo suy nghĩ cá nhân), nhà nhỏ thường tận dụng gầm ct, nhưng buộc phải có thiết kế thông gió và hút mùi bảo đảm, chỉ cần bố trí ống pvc f100 (114) có quạt hút mùi (loại tốt, hút mạnh) nối vào đường ống pvc hút mùi thẳng lên mái là mọi chuyện ổn thỏa.

  3. Tôi cũng rất ghét wc ở giữa nhà. Ẩm thấp, hôi hám. T để cuối nhà với 1 giếng giời ở đó. Giữa nhà cũng 1 giếng giời nữa nên nhà nhiều ánh sáng và thoáng khí vô cùng. Phòng khách t để dt nhỏ nhất, bếp lại dtich to nhất vì cả nhà sinh hoạt ở bếp nhiều nhất, nấu nướng , ă uống, chuyện trò. Bọn trẻ ko dc xem tivi ở nhà nên phòng khách gần như ko sdung. Thoáng mát nên nhà lun khô ráo, wc dc thiết kế nền hơi dốc, chỉ 2h sau tắm là nền khô cong.

  4. Nghe qua thì đúng như cũng không hoàn toàn. Thứ nhất hiện nay xu thế phòng ngủ phải có nhà vệ sinh để tiện sinh hoạt, hơn nữa nhà vệ sinh nếu dọn rửa thường xuyên thì nó cũng là nơi rất sạch sẽ. Nhà vệ sinh bố trí dưới cầu thang thông thường tận dụng, công năng sử dụng ít.

  5. Kính thưa anh kỹ sư, liệu anh có biết đối lưu không khí trong công trình là như thế nào không? Anh có thể tham khảo sách “Thông gió kiến trúc” của Nguyễn Việt Hà – Nguyễn Ngọc Giả nhé. Đặt ở vị trí dưới cầu thang không có nghĩa sẽ bị ám mùi và cả anh áp dụng việc mở cửa sổ nhà vệ sinh không phải nhà nào cũng làm được. Khi anh đóng cửa đi đại tiện và tiểu tiện mùi không thể tự bay ra cửa sổ. Không có gió vào ắt sẽ không có gió ra vậy thì đồng nghĩa khi anh sử dụng xong mở cửa ra mới có thể xuất hiện đối lưu. Nhưng làm sao anh biết cửa sổ anh mở ra ngoài là đón gió hay là hướng gió ra? Phụ thuộc vào chiều gió theo mùa địa phương và anh bố trí đối lưu trong công trình. Nếu cửa sổ anh mở vô tình ngay hướng đón gió vì đơn giản nhà anh không có được hướng tốt thì anh sẽ xử lý như thế nào? Quạt hút không phải là lựa chọn tệ vì khi không sử dụng nữa nó sẽ chặn lại dòng quẩn khí quay ngược lại nhà vệ sinh. Còn anh chê đó là xấu, là không tốt vậy sao anh không nghĩ cách để xử lý? Chủ nhà đã bỏ tiền mua chất xám mình thì mình phải vận dụng và làm có tâm cho họ thế thôi. Đừng đổ thừa hoàn cảnh, tự mình làm cho mình có giá trị hơn.

  6. Nhà tôi bên Mỹ mới xây vào năm 2016, nhà có 3 phòng ngủ 2 phòng tắm, kèm vệ sinh. Nhà vệ sinh khách nằm giữa nhà lối đi vào hành lang ko có bất kỳ cửa sổ, bít bùng. Nhà vệ sinh master xây riêng trong nhà tắm, là 1 phòng nhỏ riêng cũng ko có bất kỳ cửa sổ thông thoáng. Nhưng họ thiết kế có máy hút ẩm và hút khí nên gđ tôi vẫn thấy ổn ko có bất kỳ mùi hay khí ẩm. Tác giả nên tìm hiểu kỹ hơn về sự hiện đại cập nhật trong xây dựng.

  7. Trừ nhà quá chật WC chính ở gầm cầu thang, còn nhà phổ biến ở VN là nhà ống 40-50 m2, tầng 1 chia 2-3 gian làm phòng khách, bếp, cầu thang thì WC chủ yếu phục vụ việc tiểu tiện, rửa tay cho khách là chính nên thường là khá sạch sẽ và không có mùi.

  8. Tùy quan điểm và sở thích mỗi người, nhà tôi sàn 1 rộng 73m2 nhưng vẫn bố trí WC dưới cầu thang, tôi chừa cửa sổ 30×40 ngay cạnh tường giáp nhà bên cạnh, khoảng cách 2 bức tường khoảng 15cm và nhà gần biển nên không khí lưu thông khá tốt.

  9. Tôi thiết kế nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang đây, ánh sáng và khí tươi tôi lấy từ giếng trời nằm sát bên hoặc trong lòng cầu thang, thoát mùi tôi dùng máy hút thổi vào trong hộp gen kỹ thuật, từ đây nó sẽ bay lên nóc và vào không trung.

    • Em đang có ý định làm kiểu nhà ống như của anh! Anh cho em hỏi nhà anh làm ống thoát khí nhà vệ sinh có lớn không và nhà mấy tầng đấy anh??được nối với trực tiếp với máy hút mùi hả anh? Và nhà anh làm giếng trời là ngay trên thang bộ luôn ạ?

  10. Thưa anh kỹ sư xây dựng,kiểu nhà hay thiết kế nvs là dạng nhà ống. Thường mỗi tầng đc thiết kế 1 khu wc riêng,và tầng 1 nvs sẽ bố trí ở chân cầu thang do ở tầng 1 thường bố trí phòng ăn và phòng khách, khu wc thì phải bố trí sao cho cách xa 2 khu này nên rất khó tìm vị trí. A nói wc như thế ám mùi, ok nhưng có thể giải quyết = quạt hút mùi được. Hơn nữa nhà wc tầng 1 chủ yếu cho khách vào rửa tay hay tiểu tiện là cùng thôi nên nó ko có nặng nề như anh nói đâu.

  11. Thật tình là đã có rất rất nhiều nhà vệ sinh dưới gầm thang, yêu cầu để có thể thông thoáng, hút mùi tốt là dùng cửa có khe lọt gió bên dưới, quạt hút bố trí ở trên, dùng quạt hút mạnh (công suất lớn hơn so với thể tích Wc) hút khí lên ống pcv thổi ra ngoài; không khí từ ngoài vào khe lam cửa sẽ được hút lên. Như vậy sẽ có sự đối lưu khí và thay không khí có mùi thành khí sạch. WC có mùi là do bạn dùng cửa kín, không bật quạt khi sử dụng WC, nên mùi bay ngược ra ngoài không gian xung quanh, một phần nữa là nói đừng buồn: “do bạn … ở dơ”, WC không dội, không lau chùi bình thường, chứ nếu vệ sinh sạch thì nó cũng không có sinh mùi, luôn khô thoáng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here