Thiết kế nhà ống là một trong những kiểu nhà được sử dụng nhiều nhất tại các đô thị của Việt Nam hiện nay. Trong đó đặc biệt nhiều nhất tại các đô thị lâu đời như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, với đặc thù các đô thị trước đây các dãy nhà được xây dựng san sát với nhau.
Mặt thoáng ngôi nhà hầu như rất hẹp, đồng thời các gia chủ cũng muốn tận dụng không gian cho ngôi nhà của mình. Chính vì vậy mà chiều cao của căn nhà hầu như được tận dụng triệt để so với quy hoạch kiến trúc của từng vùng.
Các ngôi nhà ống cũng xuất hiện chính vì điều đó, vậy để thiết kế một ngôi nhà ống như ý bạn cần phải lưu ý những gì để những thành viên trong gia đình sống trong căn nhà luôn được thỏa mái. Sau đây chúng tôi chia sẽ những điều cần biết khi thiết kế xây dựng nhà ống giúp gia chủ có cái nhìn tổng thể hơn về ngôi nhà của mình.
1. Xác định rõ khu vực chức năng trong nhà.
Việc xác định rõ các khu vực chức năng trong nhà là cần thiết tuy nhiên không phải ai cũng làm được điều này nhiều khi các gia chủ phải nhờ đến sự tư vấn của các trúc sư để phân khu chức năng các nhu cầu của mình sao cho phù hợp với ý muốn và diện tích đất đang có.
Một vấn đề thường xảy ra là sự đối đầu giữa kiến trúc sư và thầy phong thủy trong việc bố trí các công năng sinh hoạt chính như bếp, phòng ngủ,… và đặc biệt là cửa đi. Với nhà ống chỉ có một mặt thoáng vì vậy việc thay đổi vị trí công năng sinh hoạt vừa thuận tiện vừa hợp phong thủy là điều rất khó khăn.
Ví dụ một nhà vệ sinh đã đặc ở vị trí khá thuận lợi tuy nhiên sau khi chủ nhà tham khảo ý kiến các thầy phong thủy thì cho rằng vị trí đó là nơi sinh ra tiền tài khi dội nước tiền sẽ chảy đi hết. Vì vậy trong nhà phố rõ ràng việc bố trí công năng theo các thầy phong thủy là không hợp lý do đó cần có các giải pháp hóa giải khi các khu chức năng không thể di chuyển đến vị trí khác được.
Trong các nhà ống thường chiều ngang rất hẹp vì vậy việc ngăn chia các phòng chức năng giống như những cái hộp nhỏ được chứa đựng trong những cái hộp lớn làm cho các phòng ở khu vực giữa thường cảm thấy ngột ngạc, thiếu sáng vì vậy giải pháp kiến trúc lệch tầng hay sử dụng vách ngăn nhẹ cũng là giải pháp cần được tính đến nếu có thể.
2. Thiết kế nhà ống hài hòa với khu vực xung quanh.
Thiết kế hài hòa không có nghĩa là phải đồng bộ với các nhà xung quanh nhưng cũng không nên thiết kế màu sắc quá chói, không phù hợp với kiến trúc nhà ở.
Một điều khi xây dựng nhà ống đó là các nhà xây dựng san sát nhau chính vì vậy trước khi xây dựng cần hỏi nhờ các nhà xung quanh cũng như khảo sát kỹ ghi lại các hiện trạng nhằm tránh các sự cố như nứt tường nhưng không biết là đã nứt trước đó hay nứt do xây dựng dẫn tới cãi vã,..
3. Thiết kế nhà ống cần có giếng trời.
Đối với nhà ống vấn đề thông thoáng lấy sáng cần phải được đưa lên hàng đầu, việc thiết kế cần phải chừa các khoảng sân trước, sân sau, giếng trời tạo khoảng không gian để thông thoáng lấy sáng là cần thiết nếu cần thiết có thể thu hẹp diện tích phòng để lấy sáng, thông gió. Tránh trường hợp tận dụng triệt để diện tích mặt bằng nhưng các phòng trong ngôi nhà bí bức, vừa tốn năng lượng để chiếu sáng thông gió nhưng con người sống trong đó cảm giác không thỏa mái.
4. Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế.
Việc chủ nhà tham gia vào việc bàn bạc với kts để thiết kế ngôi nhà của mình là đương nhiên tuy nhiên khi xây nhà bạn cần tìm hiểu kỹ và bàn bạc với các thành viên trong gia đình để thống nhất ý tưởng khi đưa ra quyết định thiết kế với kiến trúc sư.
Bạn cần đưa ra ý muốn cho ngôi nhà của mình việc còn lại để kts giúp bạn nhằm tận dụng sự sáng tạo trong kiến trúc của kiến trúc sư. Nhiều chủ nhà bắt buộc kts phải làm giống như mặt tiền của một số ngôi nhà đâu đó nhưng họ đâu biết rằng kiến trúc mặt tiền cần phải phù hợp với các phòng chức năng bên trong.
Đó là những lưu ý khi thiết kế xây dựng nhà ống mà bạn cần chú ý trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà cho mình, tất nhiên là còn nhiều yếu tố nữa nhưng ở đây chúng tôi chỉ nêu những yếu tố mà những chủ nhà khu bắt đầu xây nhà thường hay mắc phải.