Trong một công trình xây dựng , không căn phòng nào “phức tạp” và có tần suất sử dụng nhiều như phòng vệ sinh. Nó chứa các thiết bị liên quan trực tiếp đến việc cấp thoát nước mà diện tích thường chỉ vài mét vuông. Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng chúng ta vẫn có thể tìm ra giải pháp bố trí thích hợp các thiết bị cần thiết để tạo sự tiện dụng.
Bạn có biết hiện nay rất nhiều phòng vệ sinh gặp tình trạng tắc nghẽn đường ống thoát nước? Chính vì thế bạn nên tham khảo Các cách thông tắc bồn cầu đơn giản và hiệu quả để chủ động trong mọi tình huống có thể xảy ra
Phòng vệ sinh được coi là nhỏ thường có diện tích dưới 2m vuông. Trên thực tế có nhiều phòng vệ sinh chỉ khoảng 1,4 m vuông (0,8×1,7 m) được xây dựng ngay dưới gầm cầu thang. Vị trí này tận dụng được nguồn sáng thoáng của khu vực thường bố trí giếng trời.
Cũng có thể tách riêng và đặt nhà vệ sinh vào một góc cuối nhà, gần máng nước hoặc khoảng trống thoáng nào đó. Nếu khuôn viên có góc cạnh lệch sau nhà, bạn nên đưa phòng vệ sinh về phía đó để “tạo lại” kiểu dáng vuông thành sắc cạnh của ngôi nhà đẹp mà bạn đang sinh sống
Với phòng vệ sinh hay phòng tắm có chiều dài từ 1,8 đến 2 m, có thể bố trí cửa vào ở giữa để tách riêng một bên bồn cầu, một bên khu vực tắm. Tùy từng không gian mà thiết kế cửa mở ra, vào hoặc cửa lùa. Với nhà vệ sinh hẹp, người ta thường đưa các thiết bị khép vào các góc. Nếu không thể “nhét” nổi các thiết bị cồng kềnh, có thể đưa bồn rửa mặt ra ngoài phòng vệ sinh, đặt gần khu vực bếp. Trần phòng có độ cao trung bình 2,2 đến 2,5 m không nên làm quá cao vì tốn diện tích thay vào đó hãy tận dụng hoảng trên của trần là kho đồ cự kỳ hữu dụng. Hiện tại bạn có thể tham khảo bản và tải vẽ chi tiết phòng vệ sinh với các kích thước thường dùng tại đây
Với nhà vệ sinh có diện tích từ trung bình cho đến lớn, khoảng 2-4 m vuông trở lên thì ngoài hai thiết bị chính (bồn cầu và lavabo hay còn gọi là bồn rửa mặt), có thể lắp thêm bồn tắm đứng cho phòng 2-3 m vuông. Nếu căn phòng rộng khoảng 4 m vuông thì đặt bồn tắm nằm vẫn đủ nhưng lưu ý bố trí tương thích với chiều dài của phòng và ở vào một vị trí tiện, đẹp nhất. Không nên làm vách ngăn cố định giữa các khu vực chức năng trong nhà vệ sinh vì sẽ gây chật chội mà có thể dùng rèm nylon để cản nước văng. Nếu phòng có những cạnh không vuông vức, có thể đưa bồn tắm hay bàn chứa lavabo vào vị trí đó để tạo cảm giác phòng không bị lệch.
Nên xem: Kinh nghiệm thiết kế phòng vệ sinh
Với phòng có diện tích 5 m vuông trở lên, có thể bố trí thêm bồn vệ sinh nữ, bồn tiểu nam. Cũng có thể tách khu vực tắm với những thiết bị vệ sinh khác bằng cao độ nền, màu sắc gạch ốp tường, lát nền hoặc dùng kệ, khung sắt uốn lửng. Trên diện tích làm nhà vệ sinh không bị gò bó, có thể thiết kế hình ngũ giác, tam giác hay có mặt cong, tạo khối lạ cho không gian tổng thể. Những phòng vệ sinh của các tầng nên cùng nằm trên một trục thẳng để việc cấp thoát nước thuận tiện. Nếu cùng một tầng phải bố trí hai phòng vệ sinh, nên thiết kế chúng “quay lưng” lại với nhau để thuận lắp đặt hệ thống kỹ thuật.